Nhà ống là một hình thức thiết kế phù hợp và phổ biến cho kiến trúc có diện tích không quá lớn. nghiêng về độ dài và hẹp. Tuy nhiên, nếu khéo léo trong trang trí và hiểu biết về phong thủy khi khi thiết kế nhà ống sẽ đem lại nhiều may mắn và thuận lợi cho chủ nhân. Vậy làm thế nào để thiết kế nhà ống theo phong thủy ngũ hành?
Đa số trong các ngôi nhà ống xưa luôn có rất nhiều giếng trời hoặc sân trong (thiên tỉnh) để cân bằng âm dương, do đặc tính hẹp về chiều ngang và lớn dần về bề dài, nhà ống luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút – gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ.
Thiết kế nhà ống theo phong thủy ngũ hành đem lại thuận lợi và may mắn cho chủ nhân.
Mặt khác, nhà ống xưa chỉ nghiêng về bề dài nhưng không xây cao và cấu trúc mái cũng như vị trí mái các nhà khác nhau tạo nên khả năng hút gió tốt và đưa ánh sáng vào sâu trong nhà nhờ các cửa trời. Tuy nhiên ngày nay nhà ống được thiết kế dạng nhiều tầng hiện đại và phổ biến hơn ngày xưa rất nhiều.
Giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên cho không gian nhà ống thoáng mát và trong sạch.
Với những nhà ống có hai mặt tiền, có thể dùng phần ban công trên lầu làm khoảng đệm ngăn nắng nhưng vẫn lấy gió tốt. Giếng trời lúc này không cần thiết mà nên mở hàng loạt cửa sổ hông kết hợp làm che nắng, ban công hay bồn hoa tùy theo hướng cụ thể nhằm tăng sự đối lưu với môi trường bên ngoài. Hai cửa nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn. Theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính đại môn hay chính môn, các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn
Với những kiến trúc này, nên thiết kế phòng khách và bếp cùng bàn ăn được liên thông với nhau, tạo dược sự thông thoáng cho không gian. Bộ bàn ghế sofa và bàn ăn được đặt về 2 phía, tạo nên một lối giao thông ở giữa giúp việc đi lại dễ dàng và mạch lạc hơn. Không gian phòng ăn nối liền là bếp và hệ tủ bếp chữ I được sử dụng giúp tiết kiệm diện tích.
Thiết kế phòng khách liền kề phòng ăn tiết kiệm diện tích và giúp cho nhà ống độc đáo hơn.
Thiết kế phòng khách và ăn liên thông, mang lại sự thông thoáng cho không gian sinh hoạt. Còn phòng ngủ nên thiết kế nhỏ để có thể lấy sáng tự nhiên tối đa tốt cho sức khỏe. Nếu nhà bạn ít người thì hãy sử dụng giường đơn giúp tiết kiệm diện tích. Thêm 1 vệ sinh nhỏ được bố trí phía dưới chân cầu thang giúp mọi sinh hoạt trong gia đình trở nên thuận tiện và thoải mái hơn.
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí, vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Hầu hết thiết kế nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn.
Về màu sắc thiết kế theo ngũ hành nên sắp xếp Sinh Thăng: đi từ dưới lên trên, bắt đầu từ màu nền sẽ sinh màu tường vách, màu này lại tiếp tục sinh màu mái (hay màu trần).
Thùy Dương